1. Đặc điểm cây Đỗ Trọng
Cây đỗ trọng là một vị thuốc được trồng ở Trung Quốc và miền Nam Liên Xô cũ, mọc cả những nơi lạnh như Sapa, Lào Cai. Tuy nhiên, ở Việt Nam cây Đỗ trọng chưa được trồng phổ biến, số lượng còn ít nên hiện nay vẫn phải nhập khẩu.
Vào mùa hạ, khi bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho thẳng. Xếp thành đống sau đó chờ khoảng 6-7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Bây giờ mới đem cây ra phơi khô. Vỏ đỗ trọng mỏng, mặt ngoài có màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ có những sợi trắng như tơ trong giống như cái mành mành.
2. Thành phần hóa học trong cây đỗ trọng
– Vỏ cây Đỗ trọng được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa trong cây vì có tính chất như cao su. Trong vỏ cây có từ 3-7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá cây đỗ trọng chỉ có khoảng 2% và trong quả có 27,34%. Chất gutta pecka ở nhiệt độ 45-700 có tính chất dẻo rất cao. Chúng có khả năng chịu được nước biển và độ cách điện cũng cao. Do vậy được sử dụng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới đáy biển.
– Ngoài ra, chất gutta pecka trong cây đỗ trọng có chứa chất màu và anbumin, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Trong lá cây đỗ trọng có tanin và nhựa, không có ankaloits.
3. Tác dụng Dược lý
Cây đỗ trọng có tác dụng gì? Một số tác dụng dược lý của cây Đỗ Trọng có thể kể tới như:
- Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế được sự tiến triển của viêm xương khớp.
- Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý về thoái hóa thần kinh như bệnh alzheimer.
- Cây đỗ trọng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột khi bị viêm xương khớp, làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp.
4. Cây Đỗ Trọng trị bệnh gì?
Vỏ thân cây đỗ trọng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như: Thận hư, Đau lưng, Chân gối yếu mỏi, Phong thấp, Sưng tê phù, Tăng huyết áp, Di tinh, liệt dương, Phụ nữ có thai bị đau bụng hoặc động thai ra huyết, Tiểu đêm, Bại liệt
Reviews
There are no reviews yet.