Nói đến Ninh Hạ, hẳn không nhiều người biết đến, song nói đến nước Tây Hạ trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, hay Hư Trúc, phò mã Tây Hạ, một trong ba nhân vật chính của bộ tiểu thuyết “Thiên Long Bát Bộ” sẽ có nhiều người quen thuộc. Ở đây, còn lưu giữ khá nhiều lăng mộ của các đời vua Tây Hạ. Tuy nhiên, không chỉ vậy, ở Trung Quốc, Ninh Hạ còn được biết đến như là quê hương của kỷ tử với hơn 600 năm lịch sử trồng loại quả này.
Hiện diện tích trồng kỷ tử ở đây chiếm gần 50% của Trung Quốc, sản lượng chiếm khoảng 55%. Dự kiến, đến năm 2020, Ninh Hạ sẽ duy trì diện tích trồng kỷ tử khoảng 1 triệu mẫu. Kỷ tử chia làm nhiều loại, loại to ngon dùng để ăn trực tiếp hoặc pha nước, loại nhỏ dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thức ăn.
Để nhận biết kỷ tử Ninh Hạ, khi ăn sẽ thấy ngọt trước, đắng sau, khi ngâm nước để uống tỉ lệ nổi trên mặt nước rất nhiều. Khi uống chỉ cần pha nước ấm và phải ăn cả thịt quả. Khi ngâm rượu nên dùng rượu mạnh với tỉ lệ 1:5 (500g kỷ tử ngâm 2,5l rượu), ngâm 15 ngày là có thể uống. Kỷ tử có loại màu đỏ và màu đen, trong đó kỷ tử Ninh Hạ là loại màu đỏ.
Reviews
There are no reviews yet.