Phòng phong

Ra mồ hôi không dứt, trị đau do phong thấp, đau cơ khớp khi thay đổi thời tiết, ngứa toàn thân…

LIÊN HỆ MUA HÀNG QUA

Phòng phong là một vị thuốc thuộc nhóm Tân ôn giải biểu. Nghĩa của tên thuốc: Phòng nghĩa là phòng bị, phong nghĩa là gió. Phòng phong là vị thuốc chuyên trị các bệnh ngoại cảm do gió.

Thực tế, Phòng phong gồm nhiều vị thuốc khác nhau được thu hái và sử dụng. Nước ta chưa thấy mọc loại cây này, hiện nay vẫn đang nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại Trung Quốc Xuyên phòng phong và Vân phòng phong chủ yếu được trồng tại Tứ xuyên, Quý Châu, Vân Nam. Phòng phong chủ yếu được trồng tại Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông.

1. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: rễ của cây Phòng phong. Thu hái vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ, cắt bỏ phần trên, rửa sạch rồi phơi và sấy. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

2. Công dụng trong y học cổ truyền
Phòng phong có vị cay ngọt, hơi ấm. Quy kinh Bàng Quang, Can và Tỳ.

2.1. Tác dụng
Trị cảm lạnh mà ra mồ hôi không dứt, trị đau do phong thấp, đau cơ khớp khi thay đổi thời tiết, ngứa toàn thân (phong), chống co giật do bệnh uốn ván, cầm đi lỏng.

2.2. Liều dùng
Liều dùng từ 4 – 12g tùy từng loại bệnh.

2.3. Chỉ định
Chứng cảm cúm do gió lạnh: đau nhức đầu, đau nhức mình mẩy, sợ gió lạnh. Thường kết hợp với các vị thuốc như Kinh giới, Khương hoạt hay Độc hoạt.

Chứng cảm cúm do phong thấp: đau nhức đầu, đau nhức tay chân, người nặng nề. Thường kết hợp với các vị thuốc Khương hoạt, Cảo bản (như bài Khương hoạt thắng thấp thang).

Các chứng đau nhức khi thay đổi thời tiết: gây đau nhức các khớp, các khớp sưng nề và biến dạng, co duỗi khó khăn. Thường kết hợp với Khương hoàng, Khương hoạt, Quế chi (Như bài Quyên tý thang).

Chứng co cứng do uốn ván thường phối hợp với Thiên ma, Thiên nam tinh, Bạch phụ tử ( Bài Ngọc châu tán).

Phòng phong sao cháy có thể dùng để điều trị đi tiêu ra máu.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Phòng phong”